Vài nét sơ lược về nghệ thuật Phật giáo Gandhara Pakistan

Vào thế kỷ thứ IX trước CN, địa danh Gandhara đầu tiên đã được đề cập trong những văn bản cổ xưa nhất là Rigveda (quyển 10). Ngày nay thuộc một phần Pakistan trải rộng đến thung lũng Kabui Afghanitan. Năm 522-486 TCN trở thành một tỉnh thuộc đế quốc Ba Tư, vua Darius I. Khoảng 200 năm sau, Alexander Đại đế chinh phục Gandhara và cả vùng Tây bắc Ấn Độ. Từ năm 305 trước CN nằm dưới sự thống trị của các triều đại Mauryan Ấn Độ. Nhưng 55 năm sau đó, nó lại thuộc các đoàn kỵ bịnh của đế quốc Parthia (Iran ngày nay). Rồi lần lượt trải qua nhiều biến đổi thành sở thuộc của các triều đại Bactrian, Scythia… Đến thế kỷ I SCN dưới sự thống trị của Triều đại Kushan (Quí Sương) vua Kanishka, Gandhara thật sự tỏa sáng thành một nền nghệ thuật được trộn lẫn giữa sự tinh tế của phương Tây và sự hài hòa của phương Đông qua các kiệt tác văn hóa, nghệ thuật nói chung; đặc biệt là nghệ thuật Phật giáo, tôn giáo được nhà vua ủng hộ mạnh mẽ trước các tôn giáo khác cùng thời… 

Sau khi khu vực này bị chinh phục bởi Alexander Đại đế, nền nghệ thuật Gandhara được biết đến như một sự giao thao của hai nền nghệ thuật lớn là Hy Lạp và Ấn Độ cổ và thực sự tỏa sáng trong thế giới nghệ thuật Phật giáo kể từ triều đại Mauryan Ấn Độ, Parthia, và là Vương triều Kushan miền Trung Á. Với lịch sử phức tạp về sự ảnh hưởng văn hóa của nó đã hình thành nền tảng phong phú lan tỏa qua Trung Á, các lưu vực Tarim, về sau nó gây nhiều ảnh hưởng về mặt ý tưởng, hình ảnh đến cả Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Lịch sử phi thường này làm cho nghệ thuật Gandharan có tầm quan trọng lâu dài cho các học giả đông tây, trong khi đó Phật giáo và nghệ thuật Phật giáo đã tồn tại song hành.

Tuy vẫn còn không nhiều tranh cãi, nhưng điều mà ai cũng dễ dàng chấp nhận từ các vị trí khai quật được phát hiện và minh chứng cho sự tồn tại của nền nghệ thuật đặc sắc này đi liền với các địa danh của “con đường tơ lụa” cổ xưa, nơi giao thoa của các nền văn hóa qua thương mại.

Đế quốc Kushan (Quí Sương) trong thời gian trị vị của vua Kanishka (Ca-nị-sắc-ca khoảng từ 127-150 sau CN) và các tuyền đường thương mại quốc tế quan trọng nhất.

Các địa điểm khảo cổ quan trọng nhất ở Gandhara.

Đường gạch không liên tục là đường biên kiểm soát ở Jammu và Kashmir, theo thỏa thuận của Ấn Độ và Pakistan, dựa trên các Hiệp định SMLA được ban hành năm 1972.

Sau đây là một số hình ảnh tiêu biểu để giới thiệu sơ lược về nền nghệ thuật Gandhara

Dấu chân của đức Phật (Buddhapada) là một trong những hình thái nghệ thuật thường được sử dụng sớm nhất trong nghệ thuật Phật giáo. Nó được diễn tả như dấu chân với kích thước thật của đức Phật. Hình tượng của sự tôn kính sâu sắc. Các chử vạn trên đầu ngón chân là biểu tượng tốt lành, bất diệt. Hình bánh xe nhiều nam ở giữa là pháp luân đại diện cho giáo lý Phật giáo được xoay chuyển không dừng, trong thời kỳ này chúng ta khó bắt gặp các bánh xe 12 nan hoặc 8 nan như giai đoạn sau này. Lần lượt các hình dạng chỉa ba (Eng.trident=Skrt. Trishula), ý nghĩa chân lý bất diệt, tối cao, hoa sen thanh tịnh thuần khiết và bất diệt. Dáng vẻ đầy đặn của bàn chân cũng là một biểu tượng cao quý của thánh nhân trong các truyền thuyết tôn giáo thời bấy giờ. Có một số ý kiến cho rằng, vào thời điểm chạm khắc dấu chân này, người ta truyền tụng nhau rằng đây là kích thước thật của bàn chân đức Phật và trong thời đại của Ngài, vóc dáng mọi người cũng cao hơn rất nhiều.

Đầu của đức Phật, mặc dù nó không thể hiện nổi bật như tượng nguyên vẹn, nhưng cũng là một tác phẩm điển hình của nghệ thuật Gandhara. Giữa đôi mắt hình quả hạnh là một urna (bạch hào, 1 trong những tướng tốt của đức Phật) đó là biểu tường thần thánh và khả năng của người vượt xa khỏi trần tục. Sự khác biệt với trường phái Tây phương đặc trưng là tròng mắt luôn có điểm chấm (con ngươi). Tóc của Ngài được diễn tả như hình sóng nước (hoặc hình cá bơn), nhìn thấy vui tươi và thân thiện hơn. Đây cũng là 1 trong những điểm đặc trưng không thể nhầm lẫn trong giai đoạn phát triển nghệ thuật Gandhara và các nền nghệ thuật khác. Cũng như hầu hết các tác phẩm thời kỳ này, tượng nguyên thủy được sơn và mạ vàng.

Một tác phẩm điêu khắc phức tạp và tinh xảo, mô tả cảnh giới Phật, trong ấy có những hình ảnh hóa thân hoặc tiền thân của Ngài, tái hiện những câu chuyện bản sanh, cùng một số ảnh tượng của các Thánh đệ tử, Bồ-tát Phật tử hộ trì. Tác phẩm lấy hình ảnh đức Phật làm trung tâm trong tư thế kiết già hai tay bắt ấn chuyển pháp luân

Trong các hình tượng Bồ-tát Gandhara, dễ dàng nhận biết nhất là Bồ-tát Di Lặc với khá nhiều những đặc tính quen thuộc. Một số các học giả cho rằng đây là Di Lặc Bồ-tát với những lọn tóc dài. Đặc sắc của tượng là các phần cơ bụng, ngực lực lưỡng và nếp áo cầu kỳ như những nguyên mẫu của phương Tây thế kỷ II. Cũng có thể nghệ nhân thực hiện là người Hy Lạp nhập cư sau cuộc chinh phục của Alexander, vị vua vĩ đại của xứ Macedone-Hy Lạp.

Tượng đức Di Lặc Bồ-tát. Đã có sự chuyển hướng nghệ thuật từ thế kỷ II đến thế kỷ IV nghiên về đặc tính thuần Ấn hơn. Ta có thể nhận thấy qua bức tượng này bằng những lọn tóc đẹp thay vì xoắn mạnh (không phải xoắn ốc). Đồ trang sức cũng được thay đổi mang nặng tính thờ tự hơn. Phía đỉnh đầu mô tả trang sức đính ngọc, với một mặt trăng lưỡi liềm. Phần bụng như đang thở nhẹ và thân mềm mại không cầu kỳ. Phía dưới bệ là một lư hương lớn đang cháy cùng các tín đồ dâng cúng.

Tượng đức Phật đứng, được xem như chuẩn mực đại diện cho trường phái Gandhara cổ điển. Gương mặt đầy đặn, mái tóc chảy xuôi (hình cá bơn), đôi mắt hiền từ, riêng phần cằm hơi nhô lên và miệng mỏng hơn diễn tả rất ấn tượng về sự tinh tế đến ngạc nhiên so với những tác phẩm trước đó một thế kỷ. Đặc biệt nếp áo phía hai vai được thể hiện rất tốt. Phía bệ cũng là hình ảnh quen thuộc bằng một đỉnh hương (hoặc bảo tháp xá lợi) được bao quang bởi các đệ tử quy kính thành tâm.

Kế tiếp là một số hình ảnh về các tác phẩm được tạo bằng đả phiến (tảng) dùng để trang trí các vênh cột, tường vách trong các bảo tháp, hang thờ…

Không thể nhầm lẫn qua huyền thoại đản sanh của đức Phật, thể hiện bằng hóa thân của Ngài thành con voi trắng đi vào bụng của hoàng hậu Maya, trong giấc mơ của bà. Bên cạnh là người hầu cận và được bao bọc bằng khung vuông, cột lớn, chỉ cho cung điện của các vì vương. Hình này có thể được trang trí trong một bảo tháp có thếp vàng.

Đây có lẻ là một mảng điêu khắc lắp nối tiếp theo trong một phiến đá dài mô tả lại cuộc đời đức Phật. Trong hình, phần bên dưới là hình ảnh thái tử Sidharta rời bỏ hoàng cung, bỏ lại phía sau người vợ đang ngủ cùng với các nàng hầu, nhạc công ngủ thiếp bên cạnh những nhạc cụ. Trong khi đó, phía ngoài (dưới các vòm cổng hai bên) quân lính vẫn đang canh gác hoàng cung.

Thái tử Tất-đạt-đa đang chia tay với con ngựa kiền trắc, và giao tư trang của mình cho người giữ ngựa Xa-nặc trong tay có chiếc lọng che. Những phân khúc còn lại diễn tả sự chứng minh của các thần cây (yakshi), thần sông, đất…

Hình ảnh người phụ nữ đứng dưới một cái cây được xem là một mô típ phổ biến của Ấn Độ. Bố cục cũng có thể như một Yakshi trong bức hình Thái tử Tất-đạt-đa bỏ ngai vàng đi xuất gia ở trên. Bức điêu khắc này phát hiện tại Uttar Pradesh cũng là một phần trong lãnh địa của Triều đại Kushan (Quí Sương), nhưng xem ra ít ảnh hưởng đến nghệ thuật phương Tây hơn các nền nghệ thuật địa phương khác của Bắc Ấn Độ. Hình ảnh này dùng để trang trí phụ họa cho việc phối cảnh trong các trụ gạch của Gandhara.

Phần chính của bức điêu khắc này là cảnh đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên cho nhóm 5 anh em Kiều-trần-như, có bánh xe pháp được chạm ngay chính giữa bảo tòa, mô tả thêm cả nhóm 2 phật tử đầu tiên. Phần giữa mô tả cảnh Phật hóa độ một vị vua và tùy tùng. Phần trên cùng là bình bát của Ngài và sự tôn kính vây quanh của Tứ Thiên vương cùng tùy tùng, ngoài cùng trang trí bằng hình cuộn của hai Makara.

Thường dùng để trang trí các dầm cầu thang, con vật trong hình gọi là Makara, một linh vật của thần thoại Hindu. Tiếng Phạn Makara cũng có nghĩa là rồng biển, thường được một tả là con vật có đầu rồng (hoặc cá sấu), mình rắn, có hai cánh ở phần thân trên. Makara về sau được sử dụng phổ biến thành các mô típ trang trí không thể thiếu được của nghệ thuật Phật giáo.

Hình trên, Hariti cùng ba đứa con của mình, trên tay là đứa nhỏ nhất mà bà yêu quí.

Theo truyền thuyết, Hariti là một con quỷ la-sát chuyên ăn thịt trẻ con. Để hóa độ, đức Phật dùng thần thông giấu đứa con nhỏ nhất của nó. Quá đau khổ, Hariti đã đến cầu xin Ngài giúp đỡ; nhân đó, đức Phật dẫn dụ cho nó biết sự đau khổ như thế nào của những người cha và mẹ bị mất con thơ. Sau cùng, Hariti quy y đấng giác ngộ, và phát nguyện trở thành một vị thần bảo hộ trẻ em. Về sau, tục thờ cúng Hariti rất phổ biến ở Ấn Độ, Tây Tạng, Nhật Bản… với tên thường được biết đến như La sát quỷ tử mẫu, Ha-lợi đế, Hoan hỷ mẫu… khi cầu nguyện với mong muốn sanh con dễ nuôi, gìn giữ hạnh phúc vợ chồng, bảo hộ thai nhi...

Hình dạng trang trí cho các vòm đền thờ lớn. Mô tả nhiều giai thoai trong cuộc đời Đức Phật và các vị Bồ Tát thiền định. Một cảnh kể lại câu chuyện một con chó đang sủa ở trước đức Phật, trong việc nhớ lại tiền kiếp của mình. Một cảnh khác, một Bà la môn trẻ tuổi cố gắng so tài cùng Đức Phật và thất bại…

Món trang sức được người thợ thủ công thực hiện bằng vàng, cẩm thạch, và đá tốt. Phần trên mô tả vị thần tình ái trong một bông hoa nở rộ, bên dước là cái bình ngọc, cùng 2 vị thần Ganga cưỡi trên lưng Makara. Đây có thể là khuyên tai cho tầng lớp giàu có, vương giả.

MTu