Chinese

Ban chủ nhiệm khoa

BAN CHỦ NHIỆM KHOA QUA CÁC THỜI KỲ

BAN CHỦ NHIỆM KHOA 2022-2027

Trưởng khoa: TT.TS. Thích Minh Thanh

Phó khoa thường trực: NS.TS. Thích Nữ Tuệ Liên

Phó khoa Trưởng Bộ môn Hán cổ: NS.ThS. Thích Nữ Viên Nhã

BAN CHỦ NHIỆM KHOA 2020-2022

Cố vấn: TT.TS.Thích Đồng Văn

Trưởng khoa: TT.ThS. Thích Minh Thanh

Phó khoa: - NS.TS. Thích Nữ Tuệ Liên

- NS.ThS. Thích Nữ Viên Nhã

Ban Chủ nhiệm khoa 2009-2020

Trưởng khoa: TT.TS. Thích Đồng Văn

Phó khoa: - NS.TS. Thích Nữ Tuệ Liên

- NS.TS. Thích Nữ Như Nguyệt (PV)

TT.ThS. Thích Minh Thanh (2019)

Ban Chủ nhiệm khoa 2007-2009

Trưởng khoa: TT.TS. Thích Đồng Văn

Phó khoa: NS.TS. Thích Nữ Tuệ Liên

Ban Chủ nhiệm khoa 2005-2006 (tên cũ: Khoa Trung Nhật Hàn)

Trưởng khoa: TT.TS. Thích Thọ Lạc 

Phó khoa: - TT.TS. Thích Đồng Văn

- NS.TS. Thích Nữ Tuệ Liên

CÁC GIẢNG VIÊN TIÊU BIỂU

TT.TS. Thích Minh Nhẫn (Thỉnh giảng)

ĐĐ.TS. Thích Giác Nhường (Trưởng Bộ môn đối ngoại)

ĐĐ.TS. Thích An Ngôn

ĐĐ.TS. Thích Minh Anh

ĐĐ.TS. Thích Minh Thuận

ĐĐ.TS. Thích Bổn Huân

ĐĐ.TS. Thích Quảng Lạc

NS.TS. Thích Nữ Như Nguyệt (Thỉnh giảng)

SC.TS. Thích Nữ Nghiêm Liên (Trưởng Bộ môn Trung văn Phật pháp)

NS.TS. Thích Nữ Kiên Liên

NS.TS. Thích Nữ Nguyện Liên

NS.TS. Thích Nữ Hạnh Tâm

NS. Ths. Thích Nữ Dũng Liên

SC.Ths. Thích Nữ Huệ Chơn

SC.TS. Thích Nữ Như Ngọc

SC.TS. Thích Nữ Hạnh Liên

SC.TS. Thích Nữ Thảo Liên

SC.TS. Thích Nữ Tuệ Giác

SC.TS. Thích Nữ Tuệ Bổn

SC.TS. Thích Nữ Nguyên Thanh

SC.TS.  Thích Nữ An Diệu

SC.TS. Thích Nữ Phước Niệm

SC.TS. Thích Nữ Phước Tường

SC.TS. Thích Nữ Tâm Hoa

SC.TS. Thích Nữ Huệ Hạnh

SC.TS. Thích Nữ Quảng Chơn

SC.TS. Thích Nữ Tịnh Hoa

SC.TS. Thích Nữ Lệ Châu

SC.TS. Thích Nữ Khánh Liên

SC.TS. Thích Nữ Triệu Liên

SC.TS. Thích Nữ Tâm Mỹ

Ths. Võ Văn Hải Đường

TS. Phan Thị Bích Trầm

Giới thiệu khoa

Khoa Trung văn được thành lập năm 2015, là một trong 10 Khoa thuộc Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh (viết tắt là HVPGVN). Tiền thân của Khoa Trung văn là Khoa Phật giáo Trung-Nhật-Hàn được thành lập năm 2005, khi Học viện bắt đầu sử dụng chương trình tín chỉ. Năm 2009 chia thành 2 khoa là Khoa Phật giáo Trung Quốc và Khoa Hoa văn Phật pháp. Năm 2013 kết hợp thành một khoa là Khoa ngôn ngữ và Văn học Trung Quốc. Năm 2015 đổi tên là Khoa Trung văn cho đến ngày hôm nay.

Mục tiêu đào tạo

Khoa Trung văn tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu nền tư tưởng, văn hoá, văn học, lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, lễ nghi của Phật giáo Trung Quốc.

Sinh viên của Khoa sẽ làm quen với Phật giáo Trung Quốc, có thể nâng cao khả năng hiểu biết tư tưởng, văn hoá, văn học, nghệ thuật Trung Quốc cũng như các nước liên quan, từ đó có những kinh nghiệm nhiều hơn trong việc hành trì và ứng dụng trong sự nghiệp hoằng pháp độ sanh, xây dựng ngôi nhà Phật giáo Việt Nam càng ngày càng tốt đẹp hơn. Nếu có dịp đi Trung Quốc Đài Loan du học, thì những kiến thức thu thập được sẽ giúp cho sinh viên nắm bắt được tư tưởng, văn hoá, học thuật nước người và sẽ học tập tốt hơn.

Lực lượng Giảng viên của Khoa Trung văn rất hùng hậu, có đủ khả năng giảng dạy trình độ cử nhân và cao học cho các chuyên ngành như: chuyên ngành Phật giáo Trung Quốc, chuyên ngành Hoa ngữ, chuyên ngành Hán ngữ. Nhưng hiện nay theo tình hình thực tế chỉ đang đào tạo chuyên ngành Hoa ngữ giúp cho sinh viên có đủ năng lực du học và làm công tác phiên dịch.

Chương trình đào tạo Đại học
CTĐT: Hệ Đại học (ID= 9): Khoa Trung văn (ID=9)

MÔ TẢ MÔN HỌC

CHIN121 Đọc viết giúp sinh viên nhận biết chữ – từ – từ tổ – câu – bài khóa, nắm vững kỹ năng đọc hiểu, đọc nhanh và nắm bắt được nội dung bài học, củng cố những từ vựng đã học.

CHIN131 Nói giúp sinh viên kỹ năng nghe và đàm thoại thông dụng, kết cấu ngữ âm, từ ngữ, phát âm và viết phiên âm. Sinh viên được thực hành chia nhóm đóng vai hoặc hai người đối thoại, sau đó giáo viên đánh giá.

CHIN131 Nghe giúp sinh viên luyện và nâng cao kỹ năng phân biệt thanh mẫu, vận mẫu, thanh điệu, ngữ điệu, nghe xong chọn câu đúng sai, trả lời câu hỏi, điền từ, nói lại câu và đoạn đã nghe.

CHIN160 Văn học Hán tạng giúp sinh viên hiểu văn học Phật giáo bộ phái và Đại thừa bằng chữ Hán qua các thời kỳ gồm kinh, luật, luận, kinh sớ, luật sớ, luận sớ cũng như giáo nghĩa các tông phái Phật giáo Trung Quốc.

CHIN301 Lịch sử Phật giáo Trung Quốc giới thiệu thời kỳ du nhập, hình thành và phát triển Phật giáo tại Trung Hoa qua các triều đại Hán, Tam Quốc cho đến thời cận đại. Học môn này, sinh viên hiểu rõ Phật giáo Trung Quốc là một phần quan trọng của văn hóa Trung Quốc, ảnh hưởng lớn đến văn học, triết học và nghệ thuật, kiến trúc Trung Quốc.

CHIN302 Ứng dụng viết văn hướng dẫn cho sinh viên về quy cách, hình thức trình bày của các loại văn bản và mẫu viết các loại văn bản ở trình độ trung cấp tiếng Hoa. Môn học này rèn luyện cho sinh viên kỹ năng hành văn bằng tiếng Hoa, bao gồm các mảng kiến thức về các loại dấu câu, từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, cách xây dựng câu, đoạn.

CHIN303 Tư tưởng Phật giáo Đại thừa giới thiệu lịch sử phát triển tư tưởng của Phật giáo Đại thừa Ấn Độ và Trung Quốc. Học môn này, sinh viên làm quen các văn bản kinh luận Đại thừa tiêu biểu.

CHIN304 Nghiên cứu Kinh tạng giới thiệu nội dung và tư tưởng Phật giáo qua 5 bộ: A-hàm, Bảo Tích, Bát- nhã, Hoa Nghiêm và niết-bàn.

CHIN305 Ngữ pháp Hán ngữ giúp sinh viên nắm vững các từ loại, cấu trúc câu, viết và dịch chữ Hán cổ và Hán kim.

CHIN306 Nghiên cứu Luận tạng giới thiệu nội dung và tư tưởng của tạng A-tỳ-đạt-ma. Sinh viên nắm được phương pháp lý luận, kỹ năng đào sâu triết học Phật giáo, đặc biệt là triết học tâm.

CHIN307 Lịch sử tông phái Phật giáo Trung Quốc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các tông phái Phật giáo tại Trung Quốc. Học môn này, sinh viên có thể lựa chọn cho mình phương pháp tu tập thích hợp. CHIN401 Văn học Phật giáo Trung Quốc giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của văn học Phật giáo Trung Quốc gồm văn học nhập thế trong sự tương quan với văn học đạo Nho và đạo Lão.

CHIN402 Giáo học pháp giới thiệu cho sinh viên phương pháp, quy trình thiết kế giáo án giấy và kỹ năng giảng dạy các môn tổng hợp nói, nghe, đọc, viết.

CHIN403 Lý thuyết và thực hành dịch giới thiệu các nguyên tắc phiên dịch của các dịch giả Trung Quốc gồm “ngũ chủng bất phiên” và tiêu chuẩn “tín, đạt, nhã”. Sinh viên hiểu mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành phiên dịch kinh điển.

CHIN405 Các phong trào chấn hưng Phật giáo Trung Quốc hướng dẫn sinh viên nắm được những kiến thức lịch sử thăng trầm của vận mệnh Phật pháp, cũng như phong trào chấn hưng Phật giáo của các Tăng nhân và cư sĩ ở Trung Quốc.

CHIN406 Lễ nghi Phật giáo Trung Quốc giới thiệu về chế độ và tổ chức cũng như những nghi thức trong tự viện Trung Quốc, bao gồm giới luật, thanh quy, pháp khí được sử dụng trong tự viện.

CHIN407 Văn hóa Phật giáo Trung Quốc giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của văn hóa Phật giáo Trung Quốc trong sự tương tác với văn hóa đạo Nho và đạo Lão.

CHIN408 Cao Tăng Trung Quốc giới thiệu các bậc cao Tăng thạc đức tại Trung Quốc trong gần hai ngàn năm du nhập và phát triển Phật giáo, trải qua các triều đại Đông Hán, Nam Bắc Triều, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, cận hiện đại.

CHIN409 Mỹ thuật và kiến trúc PGTQ giới thiệu mỹ thuật và kiến trúc Phật giáo Trung Quốc dung hợp với nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc cổ đại.

CHIN410 Nghệ thuật Phật giáo Đôn Hoàng giới thiệu những kiến thức về văn hóa, nghệ thuật cổ đại của Phật giáo Trung Quốc qua động Đôn Hoàng với 492 hang động, hơn 45.000m2 tranh tường và hơn 2.000 tác phẩm điêu khắc màu.

Chương trình đào tạo Thạc sĩ
Chương trình đào tạo Tiến sĩ
Học tập và Nghiên Cứu
Cơ hội sau khi tốt nghiệp

Trung bình mỗi khóa học có khoảng 20-50 sinh viên. Sinh viên tốt nghiệp sẽ được Khoa giới thiệu để đi du học Trung Quốc Đài Loan, hoặc tham gia công tác phiên dịch, hoặc giảng dạy tại các trường Phật học.

Hoạt động sinh viên
Sách và Tài liệu