Khoa Pali

Ban chủ nhiệm khoa

BAN CHỦ NHIỆM KHOA 2022-2027

Trưởng khoa: HT.TS. Thích Bửu Chánh

Phó khoa: NS.TS. Thích Nữ Tịnh Vân

Phó khoa kiêm Thư ký khoa: NS.TS. Thích Nữ Diệu Hiếu

BAN CHỦ NHIỆM KHOA 2020-2022

Trưởng khoa:   HT.TS. Thích Bửu Chánh

Phó khoa:  - NS.TS. Thích Nữ Tịnh Vân 

                - SC.TS. Thích Nữ Diệu Hiếu

Ban Chủ nhiệm khoa 2008-2019

Trưởng khoa:   HT.TS. Thích Bửu Chánh

Phó khoa: NS.TS. Thích Nữ Tịnh Vân

 

Ban Chủ nhiệm khoa 2006-2008

Trưởng khoa: Trưởng lão HT.TS. Thích Minh Châu

Phó khoa:  HT.TS. Thích Bửu Chánh

CÁC GIẢNG VIÊN TIÊU BIỂU

HT.TS. Thích Bửu Chánh 

HT. Tăng Định

TT. Giác Giới

TT.TS. Thiện Hạnh

TT.Ths. Giác Trí

TT.TS. Chánh Định

ĐĐ.TS. Thiện Minh

ĐĐ.TS. Phước Toàn

NS.TS. Thích Nữ Tịnh Vân

NS.TS. Thích Nữ Tín Liên

NS.TS. Thích Nữ Phụng Liên

NS.TS. Thích Nữ Như Từ

NS.TS. Thích Nữ Đạt Liên

NS.TS. Thích Nữ Trí Liên

NS.TS. Thích Nữ Huệ Phước

NS.TS. Thích Nữ Tâm Tâm

NS.TS. Thích Nữ Liễu Liên

SC.TS. Thích Nữ Diệu Hiếu

SC.TS. Thích Nữ Hiếu Liên

SC.TS. Thích Nữ Hoa Đức

SC.TS. Thích Nữ Nhật Liên

Giới thiệu khoa

Cổ ngữ Pāli và năm bộ Nikāya được Cố đại lão Hoà thượng Thích Minh Châu dạy từ khi thành lập trường 1984. Đến 2006 khoa Pāli được hình thành nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu Kinh, Luật, Luận và chú giải Pāli. Đây là môn học không thể thiếu tại các trường đại học Phật giáo trong nước và quốc tế. Thông qua môn học này, học viên có thể tìm hiểu cội nguồn Phật giáo  qua ngôn ngữ Pāli được đức Phật cống cho nhân loại suốt hơn 26 thế kỷ qua. Việc nghiên cứu ngôn ngữ Pāli và thánh thư Pāli rất quan trọng đối với các học viên Phật giáo, những người muốn tìm hiểu những lời dạy nguyên thuỷ của đức Phật và Phật giáo lịch sử.

Mục tiêu đào tạo

-Khoa cổ ngữ Pāli giúp sinh viên làm quen với Tam tạng thánh điển Pāli và tìm hiểu những lời dạy cổ xưa nhất của Phật giáo và với ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, gần gũi; giúp sinh viên trải nghiệm ứng dụng thực hành vào cuộc sống.

- Giúp sinh viên hiểu rõ văn phạm Pāli, có thể đọc và phiên dịch bản văn Pāli PG.

- Giúp sinh viên tìm nghiên cứu tài liệu gốc trong nghiên cứu luận văn cấp Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ.

- Sinh viên có thể nghiên cứu và giảng dạy lại trên nhiều khía cạnh khác nhau của Phật giáo Nguyên thủy gồm pháp học và pháp hành. Không chỉ khảo cứu Tam tạng và chú giải Pāli trên lý thuyết, sinh viên của khoa này nhấn mạnh phương pháp tu tập.

- Môn vi diệu pháp và thiền Nguyên thuỷ giúp sinh viên hiểu rõ về thế giới và nhân sinh với cái nhìn trí tuệ hướng đến mục đích gíac ngộ, giải thoát.

Chương trình đào tạo Đại học

Số tín chỉ, thời gian học và thi cử

-         Số tín chỉ tối thiểu: 129TC

-         Thời gian học: 3-4 năm

-         Các môn tư tưởng: 1 bài thu hoạch và 1 bài thi viết tại lớp

-         Các môn cổ ngữ, ngoại ngữ: thi viết giữa kỳ và cuối kỳ tại lớp

CHƯƠNG TRÌNH HỌC CHI TIẾT

 

MÔ TẢ MÔN HỌC

PALI300 So sánh Trung bộ kinh và Trung A-hàm hướng dẫn sinh viên so sánh Kinh Trung bộ và Trung A-hàm qua các học thuyết quan trọng như thế giới quan, nhân sinh quan, xã hội quan, đạo đức quan và giải thoát quan. Môn học giúp sinh viên hiểu rõ bản đồ Phật pháp và con đường giác ngộ, giải thoát của Phật giáo Nguyên thủy và bộ phái.

PALI301 Tư tưởng Kinh Trường bộ giúp sinh viên hiểu nguyên nhân ra đời và bản chất dị biệt của các hệ tư tưởng triết học và tôn giáo, qua các đối thoại liên tôn giáo và liên triết học giữa Đức Phật và các tư tưởng gia tại Ấn Độ vào thế kỷ VI TTL. Tác phẩm phác họa vũ trụ quan, nhân sinh quan, xã hội quan, đạo đức quan và giải thoát quan Phật giáo, nhằm giúp tịnh hóa xã hội, làm lớn mạnh tính nhân bản và đạo đức của tự thân, hướng đến việc chứng đắc các quả thánh.

PALI302 Kinh Tăng chi với 9.557 bài kinh ngắn, cung cấp cho sinh viên các giáo nghĩa pháp số gồm lý thuyết và thực hành pháp. Học môn này, sinh viên có thể ứng dụng lời Phật dạy để đạt an lạc và giải thoát đích thực.

PALI310 Thắng Pháp tập yếu luận (Abhidhammat- thasangaha) giới thiệu các khái niệm tâm, sở hữu tâm, sắc pháp và niết-bàn, bản chất đối với hiện tượng; đời (tục đế) và đạo (chân đế), giúp hành giả đi sâu vào thiền tuệ (vipassana), giải phóng khổ đau, hướng đến giải thoát.

PALI311 Luật tạng Pāḷi giới thiệu sự thành lập giới, nguyên tắc hành xử của Tăng đoàn, giá trị đạo đức và thanh tịnh của học giới. Học luật tạng giúp cho sinh viên hiểu rõ phận sự của người xuất gia và tinh thần nhập thế độ sinh.

PALI312 Luận tạng Pāḷi giải thích và phân tích các chủ đề triết học Phật giáo Nguyên thủy. Học môn này, sinh viên hiểu các khái niệm triết học Phật giáo quan trọng như thiện, bất thiện, ngũ uẩn, thập nhị xứ, thập bát giới, tứ diệu đế, thập nhị nhân duyên, nhờ đó, xóa bỏ được kiến chấp sai lầm, trải nghiệm an lạc và giải thoát.

PALI313 Chú giải Tam tạng Pāḷi giúp sinh viên làm quen văn học chú giải (aṭṭhakathā) của Phật giáo Nguyên thủy sau thời Phật. Học môn này, sinh viên hiểu rõ lời Phật dạy một cách hệ thống. Qua đó, sinh viên biết được văn hóa, phong tục, tập quán của Ấn Độ cổ đại.

PALI319 Lịch sử Phật giáo Đông Nam Á giúp sinh viên hiểu rõ sự du nhập và quá trình phát triển Phật giáo ở các nước Đông Nam Á. Học môn này, sinh viên biết được các cao Tăng, các phong trào Phật giáo và đóng góp của Phật giáo đối với xã hội.

PALI400 Kinh Tương ưng giúp sinh viên hiểu lời Phật dạy qua các đàm thoại giữa Đức Phật với vua chúa, thương gia, nhà chính trị, đạo sĩ Bà-la-môn và Sa-môn, Thiên tử, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni. Học môn này, sinh viên nắm vững giáo lý của Phật giáo Nguyên thủy gồm mười hai nhân duyên, năm uẩn, sáu xứ, tám chánh đạo, bảy yếu tố giác ngộ và bốn chân lý.

PALI401 Kinh Tiểu bộ cung cấp cho sinh viên kiến thức về triết lý Phật giáo qua các chủ đề. Học môn này, sinh viên biết được văn bản cổ xưa nhất của Phật giáo, các khái niệm thánh đạo, thánh quả, danh và sắc, các ba- la-mật, khổ đau và hạnh phúc.

PALI402 Bộ Vị trí (Paṭṭhāna) giúp sinh viên hiểu rõ các yếu tố tạo ra pháp hữu vi. Học môn này, sinh viên biết rõ các tác hại và cách tháo mở những tà kiến như vô nhân kiến, vô quả kiến, vô hành kiến, nhờ đó, mở được trí tuệ, sống hạnh phúc trong đời.

PALI403 Luận Thanh tịnh đạo cung cấp cho sinh viên các kiến thức lý thuyết và thực hành của Phật giáo Thượng tọa bộ trong kinh tạng Pàli về giới, định, tuệ và bảy thanh tịnh. Môn học này giúp sinh viên hệ thống hóa kiến thức và thực hành quan trọng, dẫn đến sự kết thúc khổ đau, chứng đắc các quả thánh.

PALI404 Phiên dịch (Pāḷi Texts and Translation) giúp sinh viên dịch các pháp số Phật pháp bằng tiếng Pāḷi, các bài kệ kinh Pháp cú, các đoạn trích dẫn trong Tam tạng. Học môn này, sinh viên hiểu rõ các khái niệm vô ngã, bát chánh đạo, thập nhị nhân duyên, tứ đế, niệm xứ...

PALI405 Thiền chỉ quán giới thiệu đạo lộ tu tập thiền minh sát qua bảy thanh tịnh và 16 tuệ quán. Học môn này, sinh viên phân biệt được sự khác nhau giữa thiền chỉ (samatha), thiền quán (vipassanā) trong lý thuyết và thực hành, giúp sinh viên nhận được phương pháp tu tập và lợi ích của mỗi loại thiền, hướng đến thành tựu tuệ giác, chứng đắc niết-bàn.

PALI406 Kinh Mi-tiên vấn đáp giới thiệu những triết lý cốt lõi của Đức Phật trong kinh tạng gồm vô ngã, mười hai nhân duyên, nghiệp và tái sinh, giác ngộ và niết-bàn. Học môn này, sinh viên nắm vững hệ thống giáo lý của Đức Phật.

Chương trình đào tạo Thạc sĩ
Chương trình đào tạo Tiến sĩ
Học tập và Nghiên Cứu
Cơ hội sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, SV khoa Pāli có thể trở thành học giả và hành giả với kiến thức Phật học chuyên sâu, có khả năng đọc và dịch thuật văn bản Pāli và dạy Pāli căn bản và nghiên cứu xa hơn trong nền Văn học Pāli. Về hoằng pháp, SV khoa Pāli có thể giảng dạy Phật Pháp thuộc Pāli tạng, tổ chức khoa tu và hướng dẫn những ai muốn tìm hiểu Phật giáo Nguyên thuỷ và đặc biệt biết cách thực hành đời sống từ bi và chánh niệm tỉnh giác qua Thiền Nguyên thuỷ.

Hoạt động sinh viên
Sách và Tài liệu